Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp cao cấp gồm 5 thành phần chính: Lớp bề mặt trong suốt, lớp phim tạo vân gỗ, lớp lõi gỗ HDF, lớp lót dưới cùng và hệ thống hèm khóa. Với cấu tạo đặc biệt, sàn gỗ công nghiệp đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.
Sàn gỗ công nghiệp đang là xu hướng chung của các đô thị hiện đại. Nó là một loại vật liệu mới với nhiều tính năng ưu việt so với các loại vật dụng lát sàn thông thường khác. Không chỉ đem lại cảm giác mát, sàn gỗ còn có tác dụng cách âm tốt. Ngoài ra, những hoa văn, màu sắc của gỗ giúp bạn có cảm giác gần gũi hơn với tự nhiên.
Hãy cùng Làm thợ tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo sàn gỗ cao cấp hiện nay như thế nào nhé!
Khám phá cấu tạo sàn gỗ công nghiệp cao cấp
1. Lớp bề mặt
Lớp bề mặt được làm bằng vật liệu đặc biệt trong suốt Melamine resins cùng với sợi thủy tinh được ép ở nhiệt độ cao. Lớp bề mặt có tác dụng ổn định lớp bề mặt sàn gỗ, tạo bề mặt vững chắc.
Lớp bề mặt đặc biệt giúp sàn gỗ công nghiệp chịu nước, chống xước, chống va đập, phai màu. Và sự xâm nhập của các vi khuẩn, mối mọt, chống lại các tác dụng của hoá chất.
Những sàn gỗ chất lượng tốt sẽ có bề mặt tốt và được đo bằng chỉ số AC từ AC1 – AC5. Sàn gỗ công nghiệp tốt thường có chỉ số AC4, AC5 như sàn gỗ công nghiệp Thụy Sĩ, Đức, Malaysia. Sàn gỗ công nghiệp Trung Quốc thường chỉ có AC2, AC3.
2. Lớp phim tạo vân gỗ
Sàn gỗ công nghiệp có màu sắc và vân gỗ tự nhiên là nhờ có lớp phim tạo vân này. Lớp này được thiết kết từ bột gỗ tự nhiên, có pha chộn thêm chất kết dính. Được in mầu dựa trên những mầu sắc của gỗ tự nhiên. Hiện nay, với công nghệ tiên tiến, hiện đại, con người có thể tạo ra những sản phẩm sàn gỗ công nghiệp cao cấp có vân gỗ và màu sắc không khác gì so với sàn gỗ tự nhiên.
Lớp phim tạo vân gỗ được lớp bề mặt bảo vệ nên sàn gỗ bền màu, luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
3. Lớp lõi HDF
Đây là lớp ván gỗ HDF (High Density Flywood) được tạo thành bởi 80 – 85% chất liệu là gỗ tự nhiên. Kết hợp với phần còn lại là các phụ gia giúp làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Sàn gỗ có chất lượng tốt được phản ánh chủ yếu ở chất lượng lớp bề mặt và lớp lõi HDF. Lớp lõi gỗ HDF càng tốt thì độ cứng của sàn gỗ càng cao, tăng khả năng chịu va đập, chống biến dạng của sàn gỗ.
4. Lớp lót dưới
Lớp dưới cùng của ván sàn gỗ được làm từ vật liệu tổng hợp đặc biệt. Công dụng của lớp này chủ yếu là giúp ổn định bề mặt dưới của sàn gỗ. Giúp sàn gỗ thích hợp với nền và chống ẩm thấp, hơi nước bốc lên từ nền.
Đây là loại vật liệu tổng hợp dạng polyme. Có độ dẻo dai, không ngấm nước, không ẩm mốc. Tác dụng ngăn chặn sự tiếp xúc của ván gỗ với môi trường, ổn định bề mặt dưới, chống cong vênh, mỗi mọt và nước.
5. Hèm khóa
Ngoài 4 lớp chính thì cấu tạo sàn gỗ công nghiệp còn có hệ thống hèm khóa. Tất cả các loại sàn gỗ công nghiệp đều có sử dụng hèm khóa ở cạnh để thuận tiện cho việc lắp đặt và tháo dỡ sàn gỗ. Bạn có thể lắp đặt sàn gỗ mà không cần dùng đến keo.
Sàn gỗ công nghiệp hiên nay đều sử dụng mộng kép dạng hình chữ U hoặc V. Gồm một hèm âm và một hèm dương liên kết với nhau. Tạo liên kết móc nối hèm, rất chắc chắn theo phương ngang. Hèm khóa có thể phủ sáp nến hoặc không tùy theo hãng sản xuất.
Xem thêm