Hướng dẫn pha chế sơn PU và cách sơn PU trên đồ gỗ

475

Để có một màu sơn PU đẹp và phù hợp cho từng loại ngoại thất, nội thất của gia đình bạn thì việc pha chế sơn PU là một trong bước rất quan trọng. Vì thế với bài viết này sơn cửa Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn các pha chế cũng như sơn PU lên đồ gỗ.

Hướng dẫn pha chế sơn PU và cách sơn PU trên đồ gỗ

Hướng dẫn pha chế sơn PU

Trước khi đi vào phân chi tiết cách pha chế sơn PU thì chúng ta cần phải nắm được các thành phần trong sơn để pha chế một cách chính xác nhất.

Trong sơn PU có 3 thành phần chính đó là :

  • Sơn lót : làm phẳng bề mặt để che đi những khuyết điểm trên bền mặt để sơn đẹp hơn
  • Sơn màu : tạo cho gỗ có màu đẹp theo ý thích cũng của từng người
  • Sơn bóng : tạo độ bóng trên bề mặt trong cả quá trình sơn PU cho gỗ

Xem thêm: Nên chọn sơn pu nào tốt cho gỗ?

Cách pha chế sơn PU

Bước 1 : Pha sơn lót

Để có thể pha được sơn lót chuẩn thì chúng ta cần phải tuân thủ tỷ lệ đã được quy được sẵn là 2 lót + 1 cứng + 3 xăng.

Bước 2 : Pha màu sơn

Cũng giống như sơn lót thì khi pha sơn màu cũng cần phải theo tỷ lệ : 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm màu cho phù hợp).

Bước 3 : Pha sơn bóng

Tỷ lệ pha sơn bóng như sau : 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm màu cho phù hợp).

Cách pha chế sơn PU
Cách pha chế sơn PU

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật sơn PU trên đồ gỗ

Khi chúng ta đã pha sơn thành công sơn PU thì các bước sơn PU trên đồ gỗ như sau :

Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt

Dùng giấy nhám P240 để chà nhám thật ký bề mặt (tùy theo từng mẫu sơn yêu cầu để sơn bóng hoặc thớ gỗ để chúng ta quyết định bả bột hay không bả bột). Theo kinh nghiệm của các thợ tay nghề cao thì thông thường đối với sơn PU sẽ sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt.

Khi bả bột thì cần phải lưu ý trên mỗi mẫu sơn đều có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay là không? Nếu phải bột bả thì phải là bột màu (màu đen hoặc màu nâu), bước bột bả này cũng khá quan trọng nhằm lấp đầy những tim gỗ cũng như các đường nét khuyết điểm nhỏ trên bền mặt gỗ. Còn nếu không phải bột bả thì khi sơn sẽ tổn rất nhiều công sức cũng như nguyên liệu để có thể sơn những khe hở đó.

Công đoạn chà nhám và xử lý bề mặt gỗ
Công đoạn chà nhám và xử lý bề mặt gỗ

Bước 3: Sơn  lót lần 1

Sơn lót lần 1 thường là lớp sơn không màu và được pha với tỉ  lệ : 2 lót với 1 cứng và 3 xăng như đã nói ở trên, tỷ lệ này cũng thay đổi sao cho phù hợp nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Với điều kiện thời tiết oi nóng thì việc bốc hơi khi sơn là rất nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bót khí khiến cho việc sơn trở nên khó khăn hơn. Ở bước này đã lấp gần đầy các tim gỗ. Nếu chúng ta sơn tốt với các loại tim gỗ nhỏ và thức hiện tốt bước bả bột thì khi sơn chỉ cần sơn lót là xong (sẽ làm chi phí cũng như nguyên liệu khi sơn). Lưu ý sơn phải đều tay lên bề mặt gỗ.

Tiến hành sơn lót lần 1
Tiến hành sơn lót lần 1

Bước 3: Chà nhám và phun lót sơn lần 2

Chúng ta hãy tiếp tục xả nhám P320, bởi vì các thợ sơn cho rằng việc tiến hành sơn lót lần 2 là điều không cần thiết nhưng lót sơn lần 2 có tác dụng làm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn có màu đẹp hơn, bề mặt căng mịn hơn. Chúng ta không nên quá tiết kiệm sơn mà qua bước này nhé bởi vì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của sơn. Về sơn thì hãy tuân thủ đúng tỉ lệ như chúng tôi đã nêu ở bước 2. Thời gian cho sơn khô khoảng 25-30 phút.

Bước 4: Phun màu

Thông thường sơn màu chúng ta cần phải thực hiện 2 lần, để có màu sơn đẹp thì cần dựa vào kinh nghiệm của người thợ. Tuy nhiên bạn cũng có thể học cách pha 2 đến 3 lần là được.

Lần đầu bạn chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu như đã pha chế rồi sau đó bạn đợi khoảng 5-10 phút rồi mới tiến hành sơn màu lần 2. Lần sơn sau sẽ đậm sơn đậm hơn vào những chỗ còn thiếu màu, ở bước này cần người sơn có kinh nghiệm cao để thực hiện nhé. Việc sơn bước này khá quan trọng nó quyết định đến 80% khâu sơn PU trên đồ gỗ của bạn do đó bạn cần có 1 phòng kín để tránh bụi bẩn, thoáng mát để việc sơn trở nên dễ dàng và thuận tiện.

Công đoạn phun sơn màu lên gỗCông đoạn phun sơn màu lên gỗ
Công đoạn phun sơn màu lên gỗ

Bước 5: Phun bóng bề mặt

Đợi nước sơn trước khô thì chúng ta mới tiến hành đến bước phun bóng bề mặt (có rất nhiều thợ sơn kỹ họ còn thêm 1 lần lót nữa để bảo vệ mặt sơn) nhưng theo kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề cũng như tỉ lệ pha sơn như trên thì việc sơn 1 lần lót nữa là không cần thiết.

Hãy chuyển ngay qua bước sơn bóng, hiện chất liệu bóng mờ có rất nhiều tỉ lệ như: 10% ; 20% ; 50% ; 70% và 100%. Với tỉ lệ pha sơn như ở trên thì lớp sơn này có tác dụng làm bóng giúp bền mặt gỗ đẹp hơn.

Lưu ý : Để tiến hành bước phun sơn bóng này cần phải sơn ở những nơi không có bụi bẩn nhé.

Công đoạn phun bóng bề mặt
Công đoạn phun bóng bề mặt

Bước 6: Bảo quản và đóng gói

Việc bảo quản và đóng góp rất quan trọng, khi chúng ta sơn xong cần có 1 khu vực không có bụi bẩn để chờ cho sơn không mà không bị bụi bẩn dính vào khiến cho màu sơn không được đẹp. Thời gian chờ khô hoàn toàn khoảng 12 – 16 tiếng. Khi màng sơn PU trên đồ gỗ có xu hưởng ổn định nhưng chưa khô hoàn toàn thì tổng lượng bay hơi của dung môi chiếm từ 75 – 90%. Nếu làm giảm tốc độ bay hơi ở giai đoạn này, làm gia tăng khả năng chống biến trắng cũng như tăng độ bóng trên bề mặt thì khi mang sơn đã khô hoàn toàn thì sự bay hơn cuối cùng chỉ chiếm 10%.

Sự khác biệt về màu sắc đồ gỗ sau khi sơn PU
Sự khác biệt về màu sắc đồ gỗ sau khi sơn PU

Như vậy qua bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn đến các bạn 6 bước cơ bản để sơn PU trên đồ gỗ của gia đình mình và bạn có thể thử sơn đối với các đồ nội, ngoại thất như cánh cửa, tủ quần áo, bàn làm việc, bàn ghế gỗ… Còn nếu chúng ta muốn thay đổi dạo mạo hoàn toàn mới cho các đồ nội thất mà không có thời gia cũng như kinh nghiệm sơn thì có thể liên hệ ngay với thomochanoi.net là một trong những đơn vị chuyên nhận thi công sơn PU tại nhà với đội ngũ tay nghề cao cùng các trang thiết bị hiện đại sẽ mang đến quý khách những dịch vụ tốt nhất mà giá thành phải chăng.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotiline: 0987.294.839 để biết thêm chi tiết về dịch vụ sơn PU đồ gỗ